Những Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hôi Miệng Hiệu Quả

Một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều người thường gặp phải hiện nay chính là hôi miệng. Hôi miệng khiến hơi thở luôn có những mùi hôi khó chịu, gây mất tự tin khi phải giao tiếp với người đối diện. Vậy đâu là những nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng và cách điều trị hôi miệng như thế nào?

Xem thêm:

Những nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Tổng hợp những nguyên nhân gây hôi miệng

Bị hôi miệng do vi khuẩn

Khi vi khuẩn có điều kiện phát triển trong khoang miệng sẽ sinh ra một loại hợp chất sulphur, chất này chính là nguyên nhân gây nên tình trạng hơi thở có mùi vô cùng khó chịu cho người bị bệnh. Đặc biệt những loại vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng, như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng.

Những nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Những nguyên nhân tạm thời

    • Một chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Nếu bạn luôn ăn những loại đồ ăn thức uống như thuốc lá, rượu bia, cũng như những món ăn có lượng đường cao sẽ là điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra nhiều sulphur hơn.

Những nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng hiệu quả

    • Bên cạnh đó, nếu bạn là người luôn thích ăn hành và tỏi thì cũng sẽ khiến cho hơi thở nặng mùi hơn vì bản thân những loại thực phẩm này đã chứa một lượng sulphur rất cao rồi.
    • Bị khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng nữa đấy, do đó bạn cần uống nước đầy đủ, đặc biệt là mỗi khi sáng thức dậy.

Mắc bệnh lí

    • Một số loại bệnh lí về răng miệng sẽ gây nên tình trạng hôi miệng. Chẳng hạn như: viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe gây ra hôi miệng;
    • Cơ thể bị giảm tiết nước bọt, thường xuyên sử dụng thuốc, người đi xạ trị hay hóa trị cũng có thể bị hôi miệng.

Những nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng hiệu quả

    • Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng;
    • Những mảng bám lâu ngày không được vệ sinh và lấy đi sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển, đặc biệt là khi chỉnh nha.
    • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Những nguyên nhân khác

Một số tác nhân bên ngoài sau đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng kĩ càng.

    • Người thường xuyên phải uống thuốc, đjăc biệt là các loại thuốc có thành phần sau đây: amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine;
    • Những người bị nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu), có thể dẫn đến hôi miệng;
    • Người bị mắc các loại bệnh lí về dạ dày – đường ruột, đặc biệt là người thường xuyên bị trào ngược dạ dày – thực quản.
    • Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… cũng có dẫn đến nguy cơ hôi miệng do sự phân huỷ mỡ trong cơ thể;

Những cách hỗ trợ điều trị hôi miệng mà bạn nên biết

    • Nếu bạn phát hiện ra bản thân hoặc người thân của bạn bị hôi miệng thì việc đầu tiên cần đưa người bệnh đi bác sĩ để tiến hành thăm khám và xác định nguyên nhân. Hầu hết, nguyên nhân thường gặp là do việc vệ sinh răng miệng kém và mắc các bệnh lý về răng miệng. Vì thế, việc đi đến các phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám là việc vô cùng quan trọng.
    • Nếu sau khi kiểm tra sức khỏe răng miệng rồi mà những nguyên nhân gây hôi miệng lại không phải do răng miệng thì bạn nên thăm khám các phòng khám chuyên khoa như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu… để có can thiệp xử trí phù hợp.

Những nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng hiệu quả

    • Để tránh khô miệng và tăng tiết dịch cho khoang miệng thì bạn có thể nhai kẹo cao su, sử dụng thêm nước súc miệng cũng như là nên sử dụng dung dịch xịt thơm miệng sau khi hút thuốc lá hoặc ăn đồ ăn có mùi như hành, tỏi nhé
    • Đặc biệt, cũng cần lưu ý việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật kĩ để tránh và làm giảm tình trạng hôi miệng nhé. Sau khi ăn, nên súc miệng với một ngụm nước nhỏ để làm trôi phần thức ăn còn sót lại. Cạo lưỡi hàng ngày giúp loại bỏ các mảng bám vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân cũng như các cách hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả nhé. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.