Bị hôi miệng nặng thì làm thế nào? Cách điều trị hôi miệng tốt nhất

Hôi miệng luôn là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh luôn tự ti và khó chịu cho bản thân cũng như là người đối diện. Chính vì thế, việc điều trị hôi miệng là vô cùng quan trọng. Sau đây, nha khoa Ngọc Trai chúng tôi xin được phép chia sẻ đến bạn những cách điều trị hôi miệng nặng cũng như đâu là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng để ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn nhé.

Xem thêm:

Bị hôi miệng nặng thì làm thế nào? Cách điều trị hôi miệng tốt nhất

Đâu là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng?

1/ Thực phẩm

    • Thức ăn cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng hôi miệng. Chính vì các mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng mà việc vệ sinh không thể lấy đi, khiến cho thức ăn bị mắc lại ở các kẽ răng bị phân hủy, sinh ra những mùi hôi khó chịu.
    • Đặc biệt, nếu bạn là người thường xuyên ăn hành tòi thì càng khiến bệnh hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn đấy nhé.

Bị hôi miệng nặng thì làm thế nào? Cách điều trị hôi miệng tốt nhất

2/ Các vấn đề về nha khoa

    • Nhiều người chỉ nghĩ việc đánh răng 2 lần/1 ngày là đủ để giúp răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn biết không nếu bạn không sử dụng chỉ nha khoa thì những mảng thức ăn nhỏ rất dễ bị mắc kẹt trong kẽ răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sản sinh ra các chất hóa học như hydrogen sulfide – một hợp chất có mùi trứng thối đặc trưng.
    • Nếu bạn bị mắc các bệnh như viêm nha chu, viêm nướu và sâu răng là những nguyên nhân gây ra hơi thở hôi.
    • Những người làm răng giả nếu không biết cách vệ sinh, hoặc vệ sinh không sạch sẽ thì cũng rất dễ bị hôi miệng.

Bị hôi miệng nặng thì làm thế nào? Cách điều trị hôi miệng tốt nhất

3/ Bị khô miệng

    • Bạn biết không, nước bọt chứa rất nhiều enzim giúp diệt trừ vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó, nếu miệng bị khô thì quá trình sản sinh nước bọt cũng bị giảm, khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển tốt hơn và gây nên tình trạng hơi thở có mùi.
    • Đặc biệt là sau khi ngủ một giấc ngủ dài vào buổi tối.

4/ Bệnh lý

    • Một nguyên nhân khác nữa cũng khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu đó chính là bị mắc một số loại bệnh lí như: ung thư, rối loại chuyển hóa,…
    • Bên cạnh đó, người bị mắc các bệnh như: bệnh tiểu đường, suy thận hoặc suy gan có thể gây mùi tanh cá trong hơi thở.
    • Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính cũng gây ra hơi thở hôi.
    • Việc uống thuốc để điều trị các loại bệnh như: cao huyết áp, bệnh tâm thần, hoặc bệnh đường tiết niệu có thể gián tiếp gây ra hôi miệng bằng cách góp phần làm khô miệng, khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

5/ Người bị mắc bệnh về tai – mũi – họng

  • Một số bệnh nhân mắc bệnh lí ở mũi như: nhiễm trùng xoang cũng có thể khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Ngoài ra, hơi thở bị hôi có thể do nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dưới, hoặc do các vết loét trong đường hô hấp.
  • Các dị tật của khoang miệng, mũi như hở hàm ếch có thể gây hôi miệng do cung cấp môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sản.

6/ Thuốc lá

  • Việc hút thuốc lá không những ảnh hưởng xấu đến phổi mà còn gây khô miệng và hôi miệng nữa.
  • Phần lớn người hút thuốc lá sẽ mắc bệnh viêm nha chu, nguyên nhân góp phần gây hơi thở hôi

Bị hôi miệng nặng thì điều trị như thế nào?

Như chúng tôi đã đề cập thì việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mới điều trị tận gốc bệnh hôi miệng được.

Sau đây là một số cách điều trị hôi miệng dứt điểm mà Nha khoa Ngọc Trai muốn chia sẻ đến bạn:

Bị hôi miệng nặng thì làm thế nào? Cách điều trị hôi miệng tốt nhất

    • Điều trị nguyên nhân từ răng miệng như: phải thường xuyên đánh răng, vệ sinh răng mieejgn đúng cách và khoa học. Nên điều trị ngay nếu phát hiện có các dấu hiệu của bệnh lí răng miệng như: sâu răng, viêm nướu. Đặc biệt phải luôn uống nước để đảm bảo miệng luôn ẩm. Nên chú ý đến việc cạo lưỡi hằng ngày để đảm bảo răng miệng được sạch sẽ hoàn toàn.
    • Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan… là cách điều trị hơi thở có mùi nặng.
    • Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa…
    • Nên hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây hôi miệng như: chất béo, phô mát, rượu bia, thuốc lá,…
    • Đi khám nha sĩ đều đặn mỗi 6 tháng để cạo vôi răng và khám các bệnh răng miệng là phương pháp tốt để bạn chữa hôi miệng dứt điểm.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng và cách chăm sóc và điều trị hôi miệng nhé. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với chúng tôi nhé.