Sâu Răng Có Gây Hôi Miệng? Cách Điều Trị Hôi Miệng Hiệu Quả

Hôi miệng là một trong những loại bệnh lí mà chắc chắn không ai muốn mình mắc phải. Hôi miệng sẽ cản trở rất nhiều và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí và hiệu quả làm việc của bất kì cá nhân nào. Do đó, việc tìm hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng và cách điều trị triệt để cũng vô cùng quan trọng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các cách điều trị hôi miệng do bị sâu răng nhé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nào!

Sâu răng có thực sự gây hôi miệng hay không?

Khi bị sâu răng, các lớp men răng sẽ bị virut phá hủy làm hình thành các lỗ sâu răng trên răng, và tạo nên các mùi hôi tích tụ. Khi các vi khuẩn này tích tụ lại nhiều hơn, sẽ nhanh chóng phát triển và lan rộng ra khắp cả khoang miệng. Có thể bạn chưa biết nhưng nếu vi khuẩn có cơ hội phát triển thì bản thân nó sẽ sinh ra một mùi hôi vô cùng khó chịu, khiến người bệnh khó kiểm soát.

Một số người sau khi đã trám phần răng sâu rồi nhưng vẫn cảm thấy răng miệng bị hôi. Đó là do vật liệu trám không thích ứng với răng thật, nó không những giúp người bệnh mà ngược lại còn là môi trường lí tưởng để vi khuẩn ẩn nấu và phát triển.

Do đó, khi bị sâu răng bạn phải thực sự chú ý nhé!

Sâu răng có gây hôi miệng? Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Bị hôi miệng sẽ có những ảnh hưởng xấu nào?

Dù là trẻ em, con nít, hay người lớn khi mắc phải căn bệnh hôi miệng sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọgn đến tâm lí của người bệnh, đặc biệt là khi giao tiếp với người đối diện. Người bị hôi miệng luôn cảm thấy ái ngại và không muốn phải trò chuyện nhiều và luôn cảm thấy mất tự tin khi đối diện trò chuyện với ai đó.

Đặc biệt, nhiều người sợ người khác phát hiện ra răng miệng của mình có mùi hôi đã chủ động lãng tránh việc tiếp xúc hoặc hỏi thăm trực tiếp. Chính những sự tự ti về mặt tâm lí này sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu đến đời sống tinh thần của người bệnh, cũng như là các mối quan hệ xã giao của họ.

Bên cạnh đó, bệnh hôi miệng còn là biểu hiện phổ biến của nhiều bệnh lý răng miệng. Nếu không điều trị những căn bệnh này kịp thời, thì sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng của toàn bộ răng trên cung hàm.

Sâu răng có gây hôi miệng? Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Các cách điều trị hôi miệng hiệu quả do sâu răng

Tuyệt đối không để miệng bị khô

Một trong những phương pháp có thể điều trị hôi miệng khá hiệu quả và tự nhiên nhất đó chính là tuyến nước bọt của bạn. Bạn biết không, trong nước bọt có chứa enzim giúp làm sạch hoàn toàn khoảng miệng và có thể rửa trôi và ngăn chặn các loại vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng hôi miệng.

Do đó, bạn cần phải đặc biệt chú ý tuyệt đối không nên để miệng bị khô. Bạn cũng cần phải hạn chế hút thuốc lá mà thay vào đó hãy uống thật nhiều nước vào nhé. Ngoài uống nước, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su hoặc kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt bạn nhé.

Nên sử dụng thêm nước súc miệng

Hiện nay, không quá khó để mua được một loại nước súc miệng trên thị trường. Do đó, bạn có thể chọ mua và sử dụng kèm thêm các loại nước súc miệng. Điều này sẽ giúp bạn có được hơi thở thơm hơn và ngăn chăn tình trạng hôi miệng cũng khá hiệu quả. Tốt nhà là bạn nên súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn cơm xong được 30 phút bạn nhé.

Nếu bạn cảm thấy không an tâm với các loại nước súc miệng trên thị trường bạn có thể sử dụng nước muối sinh lí. Nước muối sinh lí cũng có khả năng ngăn chăn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, lưỡi và cổ khá hiệu quả.

Sâu răng có gây hôi miệng? Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách

Mấu chốt của việc gây hôi miệng chính là do bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn tới tình trạng sâu răng, gây nên các bệnh lí về răng miệng.

Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kĩ và đảm bảo mình đã thực hiện đánh răng đúng cách nhé.

  • Trước tiên, bạn cần phải chải răng theo vòng trong hoặc theo chiều dọc thân răng.
  • Sau đó, bạn sử dụng thêm các loại chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng để loại bỏ các cặn thực ăn còn bám vào răng nhé.

Đồng thời, nên đi khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ răng chắc khỏe. Ngăn ngừa các tác nhân gây sâu răng.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với chúng tôi nhé.