Đánh răng thường xuyên nhưng vẫn bị sâu răng như thường? Nguyên nhân do đâu? Như thế nào là cách chăm sóc răng miệng đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu ngay với nha khoa Ngọc Trai chúng tôi nhé.
Vì sao đánh răng thường xuyên vẫn bị sâu răng?
Mục Lục
Đánh răng và chăm sóc răng hằng ngày chính là cách làm phổ biến nhất để phòng chóng các loại bệnh lí về răng miệng, phòng ngừa sâu răng. Tuy nhiên, bạn biết không, nếu thực hiện chải răng không đúng cách hoặc có những thói quen xấu trong việc chăm sóc răng miệng cũng sẽ khiến cho răng bị sâu đấy nhé.
1. Chải răng theo chiều ngang
Hãy nhớ lại xem, có phải hằng ngày chúng ta vẫn thực hiện chải răng theo chiều ngang thay vì là chiều dọc. Chính thói quen này đã không làm sạch răng một cách triệt để.
Bởi vì khi chải răng theo chiều ngang, lông bàn chải sẽ không thể tiếp cận sâu vào vị trí kẽ răng, những đường chải qua loa trên bề mặt răng sẽ không tạo được hiệu quả mong muốn. Thậm chí còn kéo theo tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, răng ê buốt.
2. Chải răng quá mạnh
Nhiều người nghĩ rằng, sử dụng bàn chải đánh răng cứng và đánh răng mạnh hơn sẽ tăng cường khả năng làm sạch khoang miệng. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Việc dùng bàn chải cứng để đánh răng quá mạnh và quá nhanh làm bàn chải không thể loại bỏ hết vụn thức ăn , mảng bám ở những góc khuất. Thêm vào đó, việc làm này còn khiến nướu bị tổn thương và bào mòn lớp men răng nhanh chóng.
Khi đánh răng, bạn hãy chú ý chải theo chiều dọc, từ trong ra ngoài và chải đều khắp các bề mặt răng. Nghiêng bàn chải sao cho phần lông tạo ra một góc 45 độ khi chúng chạm vào mô nướu của bạn. Thực hiện đánh răng nhẹ nhàng trong vòng 2 phút/ lần và ít nhất 2 lần/ngày.
3. Đánh răng bằng nước lạnh
Trong thành phần kem đánh răng chủ yếu là chất ma sát và fluor. Mà các chất này chỉ phát huy hiệu quả tối đa ở nhiệt độ khoảng 37độ C. Vì thế, việc đánh răng bằng nước lạnh làm kem đánh răng không phát huy tác dụng làm sạch mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến men răng và tăng nguy cơ sâu răng.
4. Không dùng chỉ nha khoa
Các bác sĩ nha khoa đã chỉ ra nơi dễ bị sâu răng nhất là các kẽ răng vì đây là vị trí thức ăn thừa bị mắc kẹt lại tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công nhanh.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn nhưng chúng ta lại thay thế việc làm này bằng tăm xỉa răng. Do đó, không những không làm sạch được mảng bám mà tăm xỉa răng còn tác động hủy hoại men răng từ từ.
5. Không làm sạch lưỡi
Lưỡi của bạn cũng là khu vực tiềm ẩn vô số vi khuẩn có hại nhưng chúng ta lại thường bỏ qua. Thực phẩm hoặc những phần tử nhỏ dễ dàng mắc lại trong các khe giữa các gai nhú trên bề mặt của lưỡi. Đó chính là lý do chúng ta đừng quên vệ sinh lưỡi mỗi ngày.
6. Không thay bàn chải định kì
Theo một nghiên cứu của nước Anh, bàn chải sau 3 tháng trung bình chứa hơn 10 triệu vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, lớp lông bàn chải cũ sẽ không có hiệu quả loại bỏ mảng bám và vi khuẩn và các vi khuẩn từ một căn bệnh nào trong lông bàm chải có thể tái lây nhiễm cho bạn.
Vì vậy, hãy thay bàn chải mới 3 tháng/lần và nếu bạn đang bị bệnh, hãy thay mới bàn chải ngay lập tức.
7. Ăn nhiều thực phẩm chứa đường, axit
Việc nạp quá nhiều đồ ngọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy chất đường thành axit tấn công men răng với tốc độ nhanh hơn bình thường. Bên cạnh đó, những đồ ăn chứa nhiều axit như trái cây chua cũng phá hủy men răng nhanh chóng.
Hãy chú ý dùng những thực phẩm này với lượng vừa phải nhớ đánh răng sau khi ăn những loại đồ ăn này.