Hiện nay, các phương pháp trồng răng sứ, bọc răng sứ đã không còn quá xa lạ với nhiều người nữa. Đây cũng là một trong những phương pháp đầu tiên mà nhiều người nghĩ tới khi muốn cải thiện nụ cười của mình. Tuy nhiên, nhiều người sau khi bọc sứ, sau một thời gian sử dụng lại không được như mong đợi.
Do không biết giữ gìn, hoặc ăn uống quá thoải mái khiến cho răng bị mẻ thì có nên làm răng lại không? Bọc răng sứ thì có thể trám răng được không? Hãy để nha khoa Ngọc Trai giúp bạn trả lời cho những câu hỏi đó nhé.
Tìm hiểu về phương pháp bọc răng sứ
Mục Lục
Bọc răng sứ là phương án giúp cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng khá an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng không thể tránh khỏi tình trạng răng sứ bị nứt, mẻ, vỡ,…
Thông thường, khi răng thật nứt vỡ thì trám răng là phương án đơn giản nhất để khôi phục. Tùy theo tình trạng và vị trí răng, những vật liệu như Amalgam, Composite,… được sử dụng để trám răng.
Vì vậy, răng bọc sứ có trám được không khi bị nứt, mẻ,… là câu hỏi của rất nhiều người. Câu trả lời là không thể trám lại, do vật liệu trám không có khả năng kết nối với răng sứ một cách bền chắc. Đồng thời, do răng sứ được chế tác từ khối sứ riêng biệt nên không thể đắp thêm chất liệu sứ khác vào được.
Nếu răng bị mẻ thì làm sao?
Răng sứ có cấu tạo gồm 1 lớp sườn, bên ngoài phủ 1 lớp sứ. Lớp sứ này khá bền do phải trải qua môi trường chân không có nhiệt độ cao và áp suất lớn. Bởi vậy mới chịu được sức ăn nhai khá lớn của mỗi người. Dù răng sứ bền nhưng nếu tác động lực quá mạnh sẽ dễ làm cho răng sứ bị mẻ, vỡ,…
Nên nhiều trường hợp do ăn nhai thức ăn quá cứng hoặc chấn thương do tai nạn thì răng sứ sẽ bị mẻ, nứt,… Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này đó là lấy răng sứ đã bị mẻ ra và bọc lại răng sứ mới. Chỉ có như vậy thì răng mới khôi phục lại hình dáng và chức năng giống ban đầu.
Khi răng nứt, mẻ và có nguy cơ vỡ ra thì bạn nên kiểm tra quanh răng sứ để loại bỏ những mảnh vỡ (nếu có), tránh tình trạng nuốt phải mảnh răng sứ. Sau đó, nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để có hướng xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Trường hợp răng sứ bị mẻ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến ăn nhai hoặc thẩm mỹ thì bạn có thể tiếp tục sử dụng. Khi răng yếu thì hãy phục hình lại sau. Trong thời gian này, bạn cần hạn chế tối đa ăn uống những thực phẩm nóng, lạnh vì răng sứ nhạy cảm hơn bao giờ hết. Để thẩm mỹ hơn, bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ để được mài lại và đánh bóng vị trí mẻ, giúp bạn tiết kiệm được chi phí.
Những cách hạn chế răng bị mẻ mà bạn nên biết
Răng sứ bị mẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là ăn nhai vật cứng nên mới dẫn đến tình trạng như vậy. Bạn cần tránh cắn thức ăn quá cứng như xương, vỏ hải sản,… hoặc bật nắp bia, nhai đá…
Tật nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những nguyên do làm cho răng sứ không giữ được hình dáng ban đầu. Thế nên, bạn có thể đeo máng chống nghiến hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Bên cạnh đó, nếu bạn chăm sóc răng sứ không tốt thì răng sứ cũng dễ bị mòn, dẫn đến nứt vỡ. Do vậy, bạn phải chải răng từ trên xuống, không chải ngang để tránh bị mòn cổ chân răng. Nên chọn bàn chải mềm để không làm tổn thương lớn đến răng sứ.
Những trường hợp trên có thể đoán trước và phòng ngừa, nhưng nếu tai nạn đến bất ngờ thì không ai tránh khỏi. Để giảm mức độ nứt, mẻ vì tai nạn, bạn cần chọn nha khoa bọc sứ uy tín và loại răng sứ có chất lượng tốt nhất trong khả năng của mình.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ
Nếu bạn đang quan tâm đến răng bọc sứ có trám được không hoặc có những thắc mắc nào khác liên quan đến răng miệng thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa Ngọc Trai.