Trám răng thẩm mỹ là phương án giúp khắc phục những khiếm khuyết của răng như: răng sâu, răng vỡ mẻ, răng thưa, hình dạng răng bất thường…
Hiện nay, có nhiều phương pháp trám răng khác nhau như trám với vật liệu Amalgam, vàng hoặc Composite,…. Trong đó, trám răng bằng Composite là phương án phổ biến nhất hiện nay.
Trám răng thẩm mỹ là gì?
Mục Lục
Trám răng thẩm mỹ là cách dùng một vật liệu nhân tạo để gắn vào phần mô răng bị khiếm khuyết hoặc thiếu một phần nhỏ nào đó. Thông qua đó bác sĩ sẽ tạo hình trên các vị trí này để hoàn thiện hình thể của thân răng.
Các chuyên gia nha khoa cho biết, khi gặp các vấn đề về răng như sâu răng, mòn cổ răng, viêm tủy, sứt mẻ… thì trám răng thẩm mỹ là điều rất cần thiết phải làm. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích
Giúp cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt
Đây là lý do hàng đầu khiến nhiều người lựa chọn dịch vụ này. Việc trám răng bằng vật liệu chuyên dụng sẽ thay thế được những tổn thương và thiếu hụt của răng, mang lại chiếc răng hoàn thiện, đẹp như thật. Hơn nữa còn sáng bóng tự nhiên giúp người bệnh cảm thấy tự tin hơn khi cười cũng như lúc giao tiếp.
Giúp điều trị các bệnh lý về răng
Lợi ích của việc trám răng thẩm mỹ còn có khả năng giải quyết các bệnh lý về răng, nhất là sâu răng. Trước khi trám, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu rồi đưa vật liệu vào vị trí cần trám, sau đó chiếu laser lên để nó cứng lại. Điều này có thể hạn chế các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh sâu răng.
Giúp cải thiện chức năng răng
Khi gặp những rắc rối về răng sẽ làm chúng yếu đi nên khả năng nhai cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, với giải pháp trám răng sẽ khắc phục được điều này, giúp tái tạo phần răng bị tổn thương, phục hồi cấu trúc và chức năng nhai của răng hiệu quả.
Trường hợp nào nên trám răng thẩm mỹ?
Khi gặp phải những trường hợp sau, bạn nên cân nhắc đến ngay Nha Khoa Tân Định để được thăm khám và tư vấn chọn cho mình 1 phương pháp toàn diện cho hàm răng xinh.
- Răng sâu, chớm sâu răng (chưa chạm đến tủy răng), điều trị lỗ sâu, điều trị tủy.
- Răng bị nứt vỡ, sứt mẻ.
- Răng thưa hở, mòn men, hở kẽ nhỏ.
- Răng bị thiểu sản men răng, mòn cổ răng.
- Răng khấp khểnh nhẹ.
- Người bị sâu răng.
- Răng bị bể, mẻ, vỡ do chấn thương.
- Người muốn trám lại răng thưa để tăng thêm tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Lưu ý về việc trám răng
Trong đó sâu răng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất mà hầu như tất cả mọi người đều mắc phải ít nhất 1 lần trong đời. Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sau khi ăn. Khiến cho các mảng bám còn đọng lại trên răng.
Lúc này, các vi khuẩn có trong khoang miệng sẽ chuyển hóa phần mảng bám này thành axit. Chúng ăn mòn và phá hoại men răng, tạo thành những vệt đen trên răn. Hoặc nặng hơn là những lỗ sâu to gây ảnh hưởng đến tủy răng.
Do đó, khi phát hiện răng bị sâu, bạn phải lập tức đến nha khoa để các bác sĩ điều trị kịp thời. Răng của bạn sẽ được phục hình một cách tốt nhất và hạn chế được bệnh sâu răng tái phát. Chính vì thế bạn nên khám răng định kì 6 tháng 1 lần. Để kiểm tra răng miệng và phát hiện kịp thời các trường hợp cần điều trị.