Niềng Răng Có Đau Không? Quá Trình Niền Răng Diễn Ra Như Thế Nào?

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha rất được ưa chuộng hiện nay, có thể điều chỉnh và khắc phục những khuyết điểm của các răng mọc không đều trên cung hàm như: răng lệch lạc, hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn hàm dưới (hô) hoặc hàm dưới đưa ra ngoài nhiều hơn hàm trêm (móm), răng mọc sai vị trí và kích thước không khớp với xương hàm.

Những điều này khiến bạn rất khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng, ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng nhai, trong một số trường hợp gây ra rối loạn khớp, đau khớp hàm kéo dài.

➡ Tham khảo bảng giá làm răng

Niềng răng có đau không?

Niềng răng sớm và kịp thời có thể giúp xương hàm phát triển hài hòa, rút ngắn thời gian và giảm bớt chi phí điều trị, ít gây đau đớn, sớm sắp xếp ngay ngắn các răng mà không cần nhổ răng, răng sẽ mọc lại đúng vị trí, khớp cắn đều giữa hai xương hàm đạt độ hiệu quả thẩm mỹ cao, đồng thời loại bỏ được những khuyết điểm tạo hàm răng thẳng đều theo đúng tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp.

QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG

Niềng răng để đạt hiệu quả cao nhất thì quá trình niềng răng đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, quy trình này thường được diễn ra theo các bước như dưới đây nhằm giúp cải thiện tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc…

Bước 1: Khám, tư vấn và chụp X quang răng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình niềng răng được bác sĩ thực hiện. Khi bệnh nhân tới nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra răng và chụp phim X quang để tư vấn. Kết hợp với quá trình kiểm tra răng bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng của bệnh nhân. Cụ thể là răng đang bị thưa, hô, móm, vẩu, khớp cắn ngược, lệch lạc… hay vấn đề gì.

Đồng thời, ở bước này bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng loại mắc cài phù hợp nhất. Sau khi phân tích cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra mức giá chi tiết và chính xác nhất để bệnh nhân lựa chọn.

Niềng răng có đau không? Quá trình niền răng diễn ra như thế nào?

Bước 2: Lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng

Khi bệnh nhân đồng ý niềng răng và lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp. Lúc này, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và dịch chuyển răng cho bệnh nhân. Từ phác đồ này bệnh nhân sẽ hình dung được hàm răng của mình sau khi niềng.

Đồng thời, ở bước này bác sĩ cũng sẽ cho bệnh nhân có cần thực hiện thêm thủ thuật nào nữa không. Bởi có một số trường hợp phải nhổ bớt răng nên bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng cụ thể và tư vấn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng và chuẩn bị thiết kế mắc cài.

Bước 3: Thiết kế mắc cài

Sau khi tiến hành lấy dấu hàm bằng thạch cao, mẫu thạch cao này sẽ chuyển đến bộ phận chuyên thiết kế mắc cài và thiết kế sao cho phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Thời gian này thường rất nhanh chỉ khoảng 1 tuần là hoàn thành.

Niềng răng có đau không? Quá trình niền răng diễn ra như thế nào?

Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài

Lấy dấu hàm xong, bác sĩ sẽ hẹn lịch gắn mắc cài với bệnh nhân. Lúc này, các bạn sẽ quay lại và tiến hành gắn mắc cài lên răng là hoàn tất bước này.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Thông thường, cứ khoảng 1 tháng bệnh nhân sẽ quay lại tái khám 1 lần với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý nhất. Thường thời gian đeo niềng từ 18 – 24 tháng nên trong quá trình này các bạn cần kiên nhẫn. Đồng thời, thực hiện tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình niềng răng mà các bạn cần chú ý. Cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Bởi mặc dù răng đã về vị trí chuẩn nhưng cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian nữa. Chỉ như vậy mới đảm bảo răng được cố định và đều đẹp.

Như vậy là hoàn thành quá trình niềng răng, lúc này bạn sẽ sở hữu cho mình hàm răng đều đẹp và đúng khớp cắn.