Những Điều Cần Biết Trước Và Sau Khi Niềng Răng

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung và khay niềng trong suốt để nắn chỉnh các răng hô, móm, thưa, lệch lạc về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Để có một quá trình niềng răng thành công phải cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố trước, trong và sau khi niềng.

Đó là những yếu tố nào, mời bạn tham khảo lần lượt những điều cần biết trước khi niềng răng dưới đây.

➡ Tham khảo bảng giá niềng răng

Một số lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Xác định tình trạng răng miệng

Trước khi niềng răng bạn cần đến nha khoa để các bác sĩ trực tiếp thăm khám xác định tình trạng răng cũng như mức độ sai lệch của răng. Để xác định tình trạng răng các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang chính diện và sọ nghiêng để xác định cấu trúc xương hàm, thế mọc răng.

Chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt để phân tích mức độ sai lệch của răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt nụ cười từ đó có thể dự đoán được sự cải thiện thẩm mỹ sau khi niềng, đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm bằng cách đổ mẫu hàm bằng thạch cao, mô phỏng hàm răng của bệnh nhân trên thực tế để quan sát và có cái nhìn tổng thể.

Từ những cơ sở dữ liệu thu thập được qua phim X-quang, ảnh chụp hình trong miệng ngoài mặt, dấu mẫu hàm thạch cao, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng răng bạn thuộc trường hợp nào và mức độ phức tạp ra sao từ đó có thể lập phác đồ, cũng như những chỉ định trong kế hoạch điều trị phù hợp và tốt nhất.

Những điều cần biết trước và sau khi niềng răng

Có 4 tình trạng răng thường gặp và cần phải điều trị chỉnh nha để cải thiện là:

  • Răng hô
  • Răng móm
  • Răng thưa
  • Răng lệch lạc

Bạn cũng có thể xác định tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc với mắt thường bằng cách soi gương hoặc chụp ảnh ở góc chính diện và góc nghiêng: Trường hợp răng hàm trên nhô ra nhiều hơn so với răng hàm dưới là tình trạng răng hô, ngược lại hàm dưới đưa ra nhiều hơn so với hàm trên thì thuộc và tình trạng răng móm.

Đối với răng thưa là khoảng cách giữa các răng bị hở hay cách xa nhau, răng lệch lạc là tình trạng các răng mọc không đều đặn thò ra thụt vào hay mọc chồng lên nhau.

Những điều cần biết trước và sau khi niềng răng

Với mỗi tình trạng răng ở một mức độ khác nhau sẽ có phương pháp cũng như cách điều trị khác nhau. Đối với trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể thoải mái niềng răng với các phương pháp niềng răng thẩm mỹ các loại mắc cài trong suốt.

Nhưng đối với các trường hợp răng ở mức độ khó hay phức tạp thì phương pháp niềng thường được bác sĩ chỉ định là niềng răng kim loại và thời gian niềng cũng sẽ kéo dài hơn rất nhiều.

Lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng

Để đảm bảo hiệu quả niềng răng chỉnh nha, bạn cần lựa chọn cho mình nha khoa uy tín và chất lượng. Hiện nay, có rất nhiều nha khoa thực hiện niềng răng thẩm mỹ, nhưng để có thể tin tưởng và “chọn mặt gửi vàng” bạn nên chỉnh nha ở các phòng khám chuyên sâu về niềng răng.

Các tiêu chí để lựa cho nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng:

  • Nha khoa phải được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.
  • Nha khoa chỉ chuyên sâu về niềng răng.
  • Đội ngũ bác sĩ niềng răng giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ niềng răng hiện đại.
  • Có phòng vô trùng, nha khoa sạch sẽ và có xử lý rác thải y tế.
  • Đặc biệt có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị sau khi niềng răng

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Sau khi niềng răng chú ý chăm sóc răng miệng kỹ càng, chải răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên lưu ý cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng, bạn có thể tham khảo theo các hướng dẫn sau đây:

  • Cách đánh răng: Dùng bàn chải dành cho người niềng răng làm sạch mặt ngoài của răng, xoay tròn từ trên xuống dưới để làm sạch thức ăn còn sót lại. Sau đó bạn tiếp tục chải mặt lưỡi và mặt nhai một cách cẩn thận, tránh làm bung sút mắc cài.
  • Dùng nước súc miệng: Sau khi chải răng, bạn súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch nước súc miệng để loại trừ vi khuẩn bám trên răng và trong vùng miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa: Trong quá trình niềng răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng. Với thiết kế nhỏ gọn, chỉ nha khoa đảm bảo lấy sạch các thức ăn còn sót lại trên răng và các mắc cài.

Những điều cần biết trước và sau khi niềng răng

Ăn uống khi đang niềng răng

Khi niềng răng, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ luộc, hầm… vì lúc này răng còn đau nhức. Khoảng 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng để tránh bung sút mắc cài thì nên hạn chế ăn đồ ăn dai, cứng.

Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su trong lúc niềng răng sẽ khiến hàm hoạt động liên tục và kẹo dính vào các mắc cài gây khó chịu.
  • Thức ăn dai, cứng chưa được nấu kĩ: Hạn chế các thức ăn cứng và dai để không làm bung sút mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.
  • Trái cây: Nên cắt nhỏ khi ăn hoặc ép lấy nước uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Đồ ăn có nhiều đường: Hạn chế ăn bánh, kẹo, mạch nha… vì đường có thể bám trên răng và gây ra những bệnh lý không tốt cho sức khỏe răng miệng.