Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi bị viêm nha chu phải được thực hiện càng sớm càng tốt bởi gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng hàm, là nguyên nhân gây mất răng hàng đầu.
➡ Phòng Khám Chuyên Về Răng Hàm Mặt Chỉ Có Tại Nha Khoa Ngọc Trai
Khi nào cần điều trị viêm nha chu
Mục Lục
Trong thời gian đầu không đau nên bạn rất khó phát hiện. Do đó, khi gặp các triệu chứng sau, bạn hãy nhanh đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra:
- Nướu bị sưng đỏ và chảy máu
- Có nhiều mảng vôi bám quanh cổ răng
- Hơi thở nặng mùi
- Răng bị lung lay và có hiện tượng nướu bị chảy mủ
- Có cảm giác đau răng, đau lợi khi ăn nhai
- Răng có khoảng trống và thưa dần ra
Điều trị viêm nha chu có lợi gì?
Điều trị bệnh bệnh càng sớm sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng và khắc phục các vấn đề sau:
- Tình trạng hôi miệng, cải thiện và bảo vệ sức khỏe răng hàm một cách đáng kể
- Bảo vệ nướu, ngăn chặn tình trạng các mô nâng đỡ răng bị phá hủy, bảo tồn răng tốt hơn
- Giúp việc ăn nhai dễ dàng và ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng đau lợi, đau ăn trong ăn uống, sinh hoạt.
- Ngăn chặn các biến chứng do bệnh nha chu gây ra ở người già hay những người có sức đề kháng yếu như tiểu đường, bệnh tim mạch…
- Có đa dạng các phương pháp điều trị trong từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo về kết quả nhận được.
- Điều trị viêm nha chu được thực hiện đúng liệu trình, an toàn, tiết kiệm thời gian.
Yếu tố chính có nguy cơ gây bệnh nha chu
- Chế độ ăn uống dinh dưỡng không đầy đủ, vệ sinh răng miệng không đảm bảo và đầy đủ, đánh răng ít nhất là 2 lần/ngày.
- Sức đề kháng của cơ thể quá yếu để chống lại bệnh, nhất là với phụ nữ có thai.
- Sử dụng chất kích thích quá nhiều như thuốc lá, bia, ….
- Đã mắc phải các bệnh như tiểu đường, HIV/AIDS, ….
Phương pháp điều trị nha chu hiệu quả số 1 tại Nha Khoa Ngọc Trai
Tại Trung Tâm Nha Khoa Ngọc Trai có 4 phương pháp chính để điều trị nha chu hiệu quả số 1 và nhanh chóng phục hồi bệnh cho bệnh nhân.
1. Điều trị nha chu khẩn cấp
Trường hợp bệnh nhân cần phải điều trị nha chu khẩn cấp là khi vùng nướu lợi hay niêm mạc có chứa ổ mũ. Biểu hiện rõ nhất là niêm mạc bị sưng đỏ, cực kỳ đau, khó chịu, sờ vào phập phồng.
Nếu uống thuốc kháng sinh chống đau, chống viêm, ổ mủ sẽ tạm xẹp và bớt đau hơn nhưng nó không chấm dứt hoàn toàn. Có thể tái phát lại, quá trình bệnh tái phát dẫn đến tình trạng mãn tính, thập chí là lâm vào cơn cấp tính, nó tái diễn theo chu kỳ, lặp đi lặp lại nhiều lần, dẫn đến bệnh càng nghiêm trọng hơn.
2. Điều trị nha chu không phẫu thuật
- Khi bệnh nhân cần thay thế, chỉnh sửa các miếng trám và phục hình lại răng không đúng kỹ thuật.
- Chỉ định, đánh giá răng cần nhổ nhất là răng không cần thiết và không giữ lại được.
- Cố định lại răng, khi răng có dấu hiệu bị lung lay
- Thực hiện phục hồi và chỉnh hình tạm thời, nếu như bệnh nhân cảm cần thiết
- Cạo vôi hay cao răng
- Xử lý mặt gốc của những chiếc răng
- Chấm thuốc sát khuẩn hoặc thuốc chống viêm
3. Điều trị nha chu phẫu thuật
Phẫu thuật nha chu chỉ áp dụng điều trị bằng các phương pháp thông thường, nhưng bệnh nhân không đáp ứng. Thì sẽ chia làm ba trường hợp:
Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Nghĩa là giảm độ sâu của túi nha chu, có như thế mới thuận lợi cho vấn đề vệ sinh răng miệng khi có mảng bám vi khuẩn bám trên răng.
Phẫu thuật tái tạo nha chu: Xương và mô nha chu sẽ bị phá hủy để tạo thành túi nha chu bám xung quanh răng. Nếu túi nha chu càng sâu, chứa nhiều vi khuẩn, làm cho xương và mô bị phá hủy, răng càng bị lung lay nặng hơn. Nên sau khi phẫu thuật mô và xương vẫn có thể tái tạo lại được.
Phẫu thuật phần ghép mô mềm: Chân răng lộ ngày càng rõ là hậu quả lợi ngày càng bị tụt lại. Bằng biện pháp phẫu thuật ghép mô có thể phục hồi và ngăn chặn được vi khuẩn phá hoại lợi. Phẫu thuật ghép mô được tiến hành ở một hay nhiều răng để tạo sự đồng điệu cho đường viên lợi, giảm bớt cơn đau ê buốt răng.
4. Điều trị nha chu duy trì
Dùng phương pháp điều trị duy trì có lợi, tích cực, ổn định bệnh. Điều trị nha chu duy trì sẽ được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám tổng quát, theo dõi theo định kỳ. Mục đích để kiểm soát, ngăn chặn bệnh tái phát và phát triển.
Chỉ cần bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị nha chu kịp thời, sẽ giúp hàm răng của bạn luôn luôn chắc khỏe. Đừng quên vệ sinh răng miệng kỹ hơn, một ngày vệ sinh ít nhất là 2 lần/ngày, cần đến Trung tâm Nha Khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng các bệnh lý về răng.