Đâu Là Nguyên Nhân Gây Nên Việc Chảy Máu Chân Răng?

Chảy máu chân răng là một trong những triệu chứng bệnh khá nghiêm trọng mà bạn không nên xem thường. Vậy khi nào thì sẽ bị chảy máu chân răng?

Chảy máu chân răng do những nguyên nhân nào? Hãy cùng nha khoa Ngọc Trai chúng tôi tìm hiểu thật kĩ trong bài viết này nhé.

Tổng hợp những nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng xuất hiện là các mao mạch máu bị vỡ, gây nên tình trạng xuất huyết ở chân răng. Hiện tượng này có thể xảy ra khi các phần mô mềm quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng bị tổn thương.

Sau đây là những việc thường làm khiến cho mô mềm bị tổn thương, bạn hãy tham khảo thật kĩ để tránh mắc phải những sai lầm này nhé.

Vệ sinh răng miệng kém, sai cách

Đánh răng không sạch hoặc sai cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi ở những khe hở giữa nướu và răng. Cũng chính vì thế mà sẽ gây nên các tình trạng như sưng, viêm, chảy máu chân răng,…

Đâu là nguyên nhân gây nên việc chảy máu chân răng?

Tác động mạnh đến nướu hoặc răng

Nếu bạn có thói quen đánh răng thật mạnh thì điều này ít nhiều sẽ làm tổn thương nướu răng một phần đấy. Bởi vì khi bàn chải va đạp vào các mô mềm trên răng thì phần nướu sẽ cực kì dễ bị tổn thương. Từ đó cũng xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng nhiều hơn.

Viêm nướu, viêm nha chu

Nếu bạn là người không thường xuyên khám răng định kì để lấy cao răng thì khả năng cao là bạn cực kì dễ mắc các bệnh về nướu, viêm nướu, hoặc viêm nha chu.

Khi bệnh, bạn sẽ nhận thấy được phần nướu của bạn lúc này sẽ bị sưng đỏ, viêm nhiễm, xung huyết và rất dễ bị chảy máu. Nướu càng bị viêm thì chảy máu càng nhiều.

Đâu là nguyên nhân gây nên việc chảy máu chân răng?

Răng mọc lệch, khấp khểnh

Răng mọc lệch, khấp khểnh khiến cho việc vệ sinh răng miệng kĩ càng cũng khó hơn bao giờ hơn. Nếu thức ăn mắc kẹt vào các kẽ răng mà không được vệ sinh kĩ càng sẽ dễ gây viêm nhiễm, đặc biệt là có thể dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng nữa đấy.

Đối với phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố

Trong những giai đoạn nhạy cảm như giai đoạn dậy thì, giai đoạn mang thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh thì sẽ dễ có hiện tượng chảy máu chân răng. Hiện tượng này xảy ra do nội tiết tố thay đổi, khiến lưu lượng máu lợi tăng cao, dễ dẫn tới tình trạng xuất huyết.

Đâu là nguyên nhân gây nên việc chảy máu chân răng?

Giảm tiểu cầu

Người bị giảm tiếu cầu cũng có nguy cơ khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng chảy máu chân răng. Bởi vì, tiểu cầu trong máu có nhiệm vụ là cầm máu.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các căn bệnh như: sốt xuất huyết, bạch cầu,… thì lượng tiểu cầu trong máu sẽ giảm đáng kể. Khiến bạn dễ gặp các hiện tượng chảy máu chân răng.

Thiếu Vitamin C, Vitamin K

Nếu ăn uống thiếu chất, không đủ chất dinh dưỡng cũng khiến bạn bị chảy máu chân răng đấy nehs. Đặc biệt là vitamin C và vitamin K.

  • Đối với vitamin C thì nó sẽ đóng vai trò giúp phát triển và tái tạo mô, và còn có chức năng vô cùng quan trọng đó là chữa lành vết thương và củng cố xương, răng của bạn. Nếu cơ thể bạn thiếu Vitamin C sẽ diễn ra tình trạng sưng và chảy máu nướu.
  • Bên cạnh đó, Vitamin K sẽ giúp máu của bạn đông lại khi chảy ra ngoài. Nếu cơ thể không cung cấp đủ VItamin này qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ được thì sẽ xảy ra tình trạng chảy máu.

Đâu là nguyên nhân gây nên việc chảy máu chân răng?

Bệnh gan và thận

Gan và thận là cũng được xem là 2 bộ phận trực tiếp tham gia vào việc hỗ trợ vitamin K tổng hợp đông máu. Do đó, nếu bạn mắc các bệnh và gan và thận, khiến cho chức năng của 2 bộ phận này suy yếu, không thể tổng hợp được thì sẽ dễ dẫn tới hiện tượng máu không đông và bị chảy máu chân răng.  

Nếu bạn chưa biết thì một số bệnh nhân khi mắc các bệnh rối loạn máu không đông, bệnh bạch cầu, đa u tủy cũng khiến chân răng chảy máu trầm trọng.

Đâu là nguyên nhân gây nên việc chảy máu chân răng?

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây chảy máu chân răng để chủ động phòng ngừa nhé.

Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn gặp phải hiện tượng chảy máu chân răng thì hãy nhanh chóng đến các phòng khám nha khoa uy tín để tiến hành kiểm tra nhé.