Trong quá trình niềng răng mắc cài và tư vấn niềng răng cho khách hàng, chúng tôi đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của khách hàng xoay quanh đến vấn đề niềng răng như độ tuổi hay phương pháp niềng răng phù hợp. Và một câu hỏi cũng được rất nhiều bạn quan tâm khi công nghệ răng sứ phát triển song song với công nghệ nắn chỉnh răng đó là “đã bọc răng sứ có niềng răng được không?”
Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn dưới nhận định của một nha sĩ thực hiện nắn chỉnh răng.
Niềng răng mắc cài là gì?
Mục Lục
Đặc điểm phương pháp niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng chỉnh nha là phương án được khá nhiều người lựa chọn để giải quyết các vấn đề sai lệch của hàm răng như: hô, móm, răng mọc lệch lạc…với hiệu quả cao mà không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng.
Phương pháp này được áp dụng từ hơn 50 năm trước và ngày càng được cải tiến để đạt chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn.
Trước đây niềng răng mắc cài kim loại là phương án duy nhất và không có sự lựa chọn khác trong các phương án niềng răng. Mắc cài kim loại đem lại hiệu quả cao nhưng xét về tính thẫm mỹ thì đối với nhiều người đó lại là ác mộng. Việc mang một bộ niềng kim loại trên hàm răng khiến nhiều người không còn thoải mái tự tin nữa. Nhưng vì hiệu quả làm đẹp họ vẫn chấp nhận vì thời gian niềng răng cũng chỉ trong khoảng 2 – 3 năm mà thôi.
Nhưng điều đó hiện nay không còn là nỗi ám ảnh nữa khi niềng răng mắc cài sứ ra đời. Đây cũng là một trong những phương pháp niềng răng chỉnh nha có nhiều ưu điểm vượt trội để giúp bạn có một hàm răng khỏe đẹp và không gây mất thẩm mỹ cho hàm răng khi niềng. Với niềng răng mắc cài sứ, bệnh nhân sẽ loại bỏ được hoàn toàn những e ngại về thẩm mỹ mà niềng răng bằng kim loại gây ra, đặt biệt là đối với phụ nữ.
Mắc cài kim loại giúp tăng hiệu quả niềng răng như thế nào?
Răng của chúng ta được bao bọc bởi các tổ chức nha chu gồm dây chằng nha chu, xương ổ răng và nướu răng. Khi bạn thực hiện niềng răng, các khi cụ sẽ tác động lực lên răng, từ đó dây chằng nha chu sẽ bị kéo dãn 1 bên và nén lại 1 bên, lúc này răng sẽ dịch chuyển và tác động lực lên xương ổ răng.
Từ đó, phần xương bị nén sẽ tiêu bớt còn phần thiếu hổng do răng di chuyển sẽ tự dày lên để hỗ trợ nâng đỡ răng ở vị trí mới, quá trình này được gọi là tự tiêu xương và bồi đắp xương. Tất cả đều được thực hiện bằng niềng răng.
Niềng răng mắc cài giúp nắn chỉnh răng bằng cách sử dụng mắc cài kim loại và dây cung. Dây cung kim loại sẽ tác động lực lên mắc cài và răng làm dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Các loại thun, lò xo được sử dụng để tác động lực lên răng theo các hướng nhất định.
Quá trình niềng răng là một quá trình tác động liên tục lực lên răng giúp kéo răng về vị trí mong muốn một cách từ từ.
Ưu và nhược điểm của mắc cài sứ
Ưu điểm:
Mắc cài sứ tự buộc có cấu tạo nắp trượt tự đóng nên có khả năng cố định dây cung trong rãnh mắc cài đảm bảo, không để dây cung tạo nên lực ma sát lớn đối với răng. Nhờ thế, khi sử dụng niềng răng thẩm mỹ mắc cài sứ tự đóng, bạn sẽ không thấy đau ê răng như một số các loại mắc cài khác.
- Vật liệu làm sứ có độ chịu lực tốt và rất khó để bị phá vỡ.
- Các dây thun có độ đàn hồi cao.
- Tính thẩm mỹ cao do chốt niềng răng bằng sứ trùng với màu răng tự nhiên, một số loại còn có dây thun và dây cung môi có màu trong suốt.
Nhược điểm
- Chi phí đắt hơn so với niềng răng bằng kim loại.
- Thời gian niềng răng kéo dài hơn.
- Mỗi chốt niềng răng lớn hơn một chút so với các loại khác.
- Chân đế xung quanh có thể bị nhiễm màu nếu không được vệ sinh đúng cách.