Phần lớn mọi người sau khi trồng răng sứ thẩm mỹ đều ít nhiều cảm thấy ê buốt nhẹ, hoặc nặng sau khi làm răng. Bởi vì, trong quá trình làm một phần răng thật của bạn đã bị mài đi, tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng thì cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi và bạn có thể ăn uống như bình thường lại rồi nhé.
Mặc dù thế, nếu bạn luôn cảm giác ê buốt sau khi bọc răng sứ kéo dài thì hãy thử tìm hiểu ngay những nguyên nhân gây ê buốt kéo dài nhé.
Xem thêm:
Sau khi bọc răng sứ bị ê buốt – nguyên nhân do đâu?
Mục Lục
Sau khi bọc răng sứ, tình trạng ê buốt sẽ xuất hiện, khiến nhiều người khá khó chịu. Làm răng sứ bị ê buốt có thể xuất phát nhiều nguyên nhân khác nhau như: do răng quá nhạy cảm, khớp cắn bị tổn thương, bác sĩ mài răng không đúng kỹ thuật, răng sứ kém chất lượng…
Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng răng sứ đau nhức, ê buốt.
Do răng nhạy cảm
Những người bẩm sinh sở hữu men răng yếu, khi có lực tác động từ bên ngoài như việc mài răng bọc sứ sẽ dễ gây cảm giác đau nhức cho răng. Răng sứ bị ê buốt nhiều hơn khi bạn ăn uống quá lạnh như: đá bào, kem, nước đá hoặc sử dụng các loại thức ăn quá chua, cay.
Vì vậy để không xảy ra tình trạng ê buốt nữa, bạn nên loại trừ những thức ăn trên ra khỏi danh sách thực phẩm ăn hàng ngày nhé.
Tổn thương khớp cắn
Tổn thương khớp cắn còn được gọi là sang chấn khớp cắn. Do trong quá trình bọc răng sứ, khớp cắn không được điều chỉnh tốt và bị chênh lệch giữa hàm trên, dưới.. Kết quả là khi ăn nhai, răng bị va đập và lực nhai dồn lên chân răng gây ê buốt. Những cơn đau buốt xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn xong. Thậm chí cơn đau có thể lan lên đầu, lan sang tai, má và gây sốt.
Bác sĩ tay nghề kém
Sau khi bọc răng sứ bị nhức và kéo dài là một hậu quả điển hình của việc bác sĩ thực hiện có tay nghề yếu, ít kinh nghiệm. Quá trình gắn mão răng sứ không đúng kỹ thuật, khiến cho răng sứ bị chênh, cộm khi ăn nhai. Vì tác động lực không đều sẽ khiến cùi răng bị va đập mạnh và bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Ngoài ra, nếu bác sĩ mài răng quá sâu thì răng không chỉ đau nhức, ê buốt mà còn dẫn đến tình trạng viêm lợi, viêm tủy… tệ hơn là răng thật bị yếu dần và mất đi chức năng ăn uống.
Răng sứ kém chất lượng
Bên cạnh việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín thì việc chọn cho mình một loại răng sứ chất lượng, để đảm bảo sức khoẻ và sử dụng được lâu dài là điều vô cùng cần thiết.
Một số loại răng sứ có chi phí thấp nhưng chất lượng kém, dễ bị mài mòn và không thể cách nhiệt. Nên khi ăn những đồ quá nóng hay quá lạnh sẽ dẫn đến bị ê răng sứ. Hoặc răng sứ có độ bám dính kém và dễ rơi ra ngoài.
Đã có rất nhiều trường hợp bọc răng sứ giá rẻ, kém chất lượng dẫn đến nhiễm trùng nặng, gây hư hại cho răng thật. Thậm chí còn làm mất răng và rất khó để phục hồi như cũ.
Những cách giúp răng bọc sứ không còn bị ê buốt
Sau khi bọc răng sứ, tình trạng ê buốt chỉ xảy ra vài ngày đầu và sau đó sẽ chấm dứt hoàn toàn. Nhưng nếu như tình trạng này cứ kéo dài nhiều tuần liền, bạn nên đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để khắc phục tình trạng ê buốt khi làm răng sứ:
Lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng và uy tín
-
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, được nhiều khách hàng review tốt.
- Tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, xuất xứ hoặc thẻ bảo hành của loại răng sứ dự định thực hiện.
- Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm.
Dùng thuốc giảm đau tại nhà
Sau khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chứa các hoạt chất gây tê nhẹ ở ngưỡng an toàn, giúp giảm cơn đau buốt cho răng. Bạn hãy nhớ uống thuốc theo toa và tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá tình trạng răng sứ.
Chế độ chăm sóc răng miệng tốt nhất
Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ rất quan trọng. Nhằm tăng tuổi thọ của răng và phòng ngừa những tác hại không đáng có khi làm răng sứ. Bạn cần:
-
- Tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm tra chất lượng của răng sứ hoặc kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng bất thường.
- Không nên nghiến răng, cắn móng tay, cắn chặt răng,…
- Không ăn nhai những đồ quá cứng như: các loại hạt, nước đá…
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: đánh răng 2 ngày/lần, kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng. Đồng thời phải nhớ cạo vôi định kỳ 6 tháng/lần
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.