Các nhà khoa học đã chứng minh, nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu là do sự phát triển mạnh mẽ của các vi khuẩn trong khoang miệng. Chúng phá vỡ cấu trúc của các axit amin, protein có trong thực phẩm, sản sinh ra các hợp chất dễ bay hơi và có mùi khó chịu như hydrogen sulfide, dimethyl sulfide, methyl mercaptan…
Làm Thế Nào Biết Chính Bản Thân Mình Cũng Bị Hôi Miệng?
Mục Lục
Đừng để khi có thể nhận ra mình bị hôi miệng là khi người đối diện biểu hiện khác thường như: Nhăn mặt, lấy tay khẽ che mũi, quay đi chỗ khác hay nhắc nhở vì miệng bạn quá hôi… Và đến lúc ấy thì chắc bạn chẳng mặt mũi nào mà giao tiếp với họ nữa. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng trên, hãy thử kiểm tra hơi thở của mình bằng các phương pháp dưới đây:
Cách đơn giản nhất là bạn hãy nhờ người thân hoặc bạn bè đánh giá xem liệu mình có thật sự bị hôi miệng hay không. Tuy nhiên, cách này không mấy chính xác cao vì người đánh giá có thể bị nhầm lẫn nếu như bạn vừa ăn những thực phẩm có mùi như: Hành, tỏi, mắm tôm, hải sản…Hoặc khum hai bàn tay lại che kín miệng và hà hơi, cách này có thể giúp bạn nhận biết mùi hôi miệng nhanh nhất nhưng lại không thực sự chính xác.
Vậy phương pháp thử hơi thở cho kết quả chính xác nhất là liếm lên mu bàn tay, đợi vài giây để nước bọt khô đi và ngửi thử xem khu vực này có mùi hay không? Do nước bọt hấp thụ các khí có mùi hôi trong miệng nên khi bốc hơi, nước bọt sẽ ít nhiều mách cho bạn biết về mùi của hơi thở mình.
Hôi Miệng Báo Động Cơ Thể Bạn Đang Mắc Nhiều Bệnh
1. Mùi ợ chua – Bệnh dạ dày
2. Mùi quả táo thối – Ngộ độc axit pyruvic bệnh tiểu đường
Khi đường huyết của một người vượt ngưỡng, chất béo trong cơ thể phân giải sẽ sinh ra ketone body (chất tạo xeton), trong đó α-Ketoglutaric acid sẽ phát ra một mùi như quả táo chua thối.
Khi ngửi thấy mùi khí này, nồng độ chất tạo xeton trong cơ thể người bệnh đã rất cao, gần hoặc đạt tới mức độ ngộ độc chứng ketone của người bị tiểu đường. Lúc này cần kịp thời đi khám, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Mùi khai nước tiểu – Nhiễm độc niệu
Mùi khai nước tiểu là hơi thở đặc trưng của người bị bệnh thận hoặc viêm thận mãn tính. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn suy yếu chức năng thận mạn tính (trước đây được gọi là nhiễm độc niệu) do không có nước tiểu, một số chất độc tố không thể đào thải ra ngoài cơ thể mà tích tụ lại ở trong máu từ đó sẽ làm cho luồng khí thở ra của người bệnh có mùi hôi như nước tiểu. Đây là tín hiệu bệnh đang đi theo chiều hướng nghiêm trọng.
Mùi thối của chất đào thải – Suy gan
Khi gan bị suy, chức năng trao đổi của gan suy yếu, chức năng phân giải độc tố thấp dẫn đến amoniac trong máu tăng cao, làm cho miệng thở ra mùi hôi thối có vị ngọt như mùi của chất đào thải, cũng được gọi là “mùi của chết chóc”. Khả năng trao đổi của một số nhánh chuỗi chuyển hóa axit amin trong cơ thể giảm sút còn dẫn đến mùi hôi như mùi táo thối.
Ngoài ra, còn có một số dạng hôi miệng là do bệnh tâm lý gây ra như rối loạn thần kinh tự chủ dẫn đến lo lắng, mất ngủ hoặc một số bệnh thần kinh nào đó.
Cách Điều Trị Chứng Hôi Miệng Cơ Bản
- Trước hết, hãy đảm bảo bạn uống đủ từ 6-8 ly nước mỗi ngày để tránh bị khô miệng.
- Sau khi ăn, bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng để rửa trôi các thức ăn mắc kẹt bên trong răng và làm sạch miệng, kiềm chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
- Cần giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn chính.
- Bạn nên tránh các thức ăn gây mùi như hành và tỏi vì đánh răng hay súc miệng không đủ để giúp bạn đánh bay mùi hơi thở.
- Ngoài ra, bạn cũng nên bỏ thuốc lá vì một số chất trong thuốc lá có thể bám lại trên răng, khiến hơi thở bốc mùi.
- Một loại thực phẩm nữa cần hạn chế là đồ ngọt bởi chúng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng.