Trong thời gian, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn về tình trạng chảy máu khi niềng răng. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích đến tất cả các bạn tình trạng chảy máu khi niềng răng cũng như là nguyên nhân cụ thể là do đâu nhé.
Xem thêm:
Nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu khi niềng răng
Mục Lục
Nhiều người khi bị các khiếm khuyết trên răng như hô, móm, răng mọc khấp khểnh thì đều mong muốn có một nụ cười đẹp và chắc khỏe. Do đó, họ tìm đến phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, quá trình niềng răng thật sự cũng không mấy dễ chịu và thoải mái lắm. Cảm giác răng chạy cũng ít nhiều gây đau đớn cho bạn, việc những ngày đầu tiên chưa quen với mắc cài cũng khiến bạn khó chịu, hay những lần phải cắm minivis hay thay dây chun đều rất khó chịu.
Tuy nhiên, những điều này đều vô cùng bình thường đối với những ai niềng răng nhé. Chỉ cần bạn chịu đựng một thời gian ngắn thôi thì bạn sẽ có hàm răng đẹp dùng cả đời. Quả thật xứng đáng để bỏ ra đúng không nào!
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người lo lắng khi bị chảy máu nướu khi niềng răng. Vậy những nguyên nhân nào gây nên việc chảy máu khi niềng răng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
1/ Do khí cụ gây nên
Những ngày đầu tiên khi đeo khí cụ, chắc hẳn bạn sẽ cảm giác không quen. Đặc biệt những phần mô mềm trong miệng như là môi, má, hoặc lưỡi sẽ cực kì dễ bị trầy luôn nếu bạn tiếp xúc phải những vật liệu cứng trong miệng như mắc cày hay dây cung. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng hay hoang mang bạn nhé. Đó chỉ trong thời gian đầu vì bạn chưa quen mà thôi và những tình huống đó hoàn toàn có thể xử lí được cả.
Nếu bạn bị dây cung thừa đâm vào má gây nên đau nhức và chảy máu thì bạn có thể lấy sáp nha khoa ấn vào vùng dây cung thừa để nó không đâm vào nướu hoặc má nữa. Sau đấy, bạn nên đi đến nha sĩ để nhờ bác sĩ cắt bỏ phần thừa của dây cung cho bạn để hạn chế tổn thương nhé.
Nếu như phần dây thép đâm vào má và bạn không có sáp nha khoa thì hoàn toàn có thể sử dụng gôm bút chì để đẩy vào vùng sắc nhón. Sau đây, bạn nên súc miệng lại với nước muối ấm để diệt khuẩn, tránh tình trạng nhiễm trùng và giảm thiểu sự đau nhức bạn nhé.
2/ Do viêm lợi
Bệnh lí răng miệng như viêm lợi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu khi niềng răng. Tình trạng này thường xuất hiện ở những đối tượng chăm sóc răng miệng không tốt và không đúng cách. Do đó, khi đã xác định đeo niềng răng thì bạn nên chú trọng việc vê sinh răng miệng nhé.
Thức ăn cực kì dễ bị mắc vào mắc cài hoặc kẽ răng, đấy sẽ là những nơi giúp vi khuẩn phát triển và gây nên tình trạng viêm nướu răng. Do đó, hãy vệ sinh răng miệng thật cẩn thận, có thể kết hợp thêm với các loại dụng cụ như máy kẽ, máy tăm nước, chỉ nha khoa, …
Nếu bạn chưa biết cách chăm sóc vệ sinh răng miệng thì hãy đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi nhé.
3/ Do thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu dưỡng chất là một trong những lí do cũng khiến bạn bị chảy máu khi niềng răng đấy nhé. Thông thường, trong những thời gian đầu khi niềng răng, việc đau nhức khiến bạn không muốn ăn bất kì món gì cả, khiến cho cân nặng giảm sút, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt nhất chính là việc thiết chất dinh dưỡng, thiếu vitamin, cũng như là canxi.
Thông thường, khi thiếu vitamin C thì bạn sẽ bị chảy máu lợi nữa đấy nhé. Bởi vì, vitamin C trong cơ thể sẽ có nhịp vụ tổng hợp collagen, mà nếu thiếu collagen thì sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành các mạch máu. Hoặc nếu bị thiếu vitamin K trong một thời gian dài cuxgn khiến bạn bị chảy máu răng.
Vì thế, dù là đang niềng răng thì bạn cũng cần phải ăn uống đầy đủ các chất để đảm bảo sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa việc chảy máu khi niềng răng nhé.
4/ Do mắc các bệnh lí khác
Nguyên nhân cuối cùng khiến bạn chảy máu khi niềng răng chính là trong cơ thể bạn có sẵn các bệnh lí khác như: bị tiểu đường, bị bệnh lí về tim mạch, bị rối loạn tiểu cầu,… đây là những căn bệnh khiến bạn có thể bị chảy máu chân răng.
Do đó, việc bạn cần làm là nên vệ sinh răng miệng thật sạch, thường xuyên lấy cao răng và ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cho cơ thể bạn nhé.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi thông tin đến cho bạn sẽ giúp hiểu rõ hơn về tình trạng chảy máu khi niềng răng nhé.